Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Thông tin quản lý hoa quả nhập khẩu


Sau những thông tin về lê để 5 tháng, cam 9 tháng mà vẫn không hỏng. Bộ Công Thương đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra hoa quả nhập khẩu tại các cửa khẩu và sân bay.

Tuy nhiên nhiều người vẫn lo ngại về quy trình kiểm tra này khi mà trái cây độc hại của Trung Quốc đang bày bán công khai trên thị trường.

Tất cả loại hoa quả đều ô nhiễm

Theo bộ y tế khẳng định: bất cứ một loại trái cây hay sản phẩm nào cũng ô nhiễm nhưng ở các ngưỡng khác nhau.
hoa qua nao cung o nhiem
Hoa quả nào cũng ô nhiễm


Mỗi năm Bộ NNPTNT lấy hàng nghìn mẫu kiểm tra có phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng chỉ 3 - 5% là vượt ngưỡng cho phép. Quan điểm của Cục ATTP dù 1% vượt ngưỡng cũng là cần phải cảnh báo. Về nguyên tắc quản lý thì loại hóa chất nào thường hay sử dụng mới kiểm tra trên thị trường, không thể kiểm nghiệm hết được. Bởi nếu kiểm tra hết 2000 chất bảo vệ thực phẩm thì tốn rất nhiều tiền và khó thực hiện.

Với thông tin hoa quả để lâu vẫn tươi ngon và nghi ngờ có chất độc hại của Trung Quốc – Cục ATTP cho rằng “Thông tin cần chính xác không gây hoang mang, đồng thời không bỏ sót. Hiện các địa phương thường xuyên tiến hành lấy mẫu kiểm tra. Bộ NNPTNT có chương trình phân tích nguy cơ và cảnh báo nên tổ chức lấy mẫu ngẫu nhiên thường xuyên để kiểm tra, kiểm nghiệm, nghiêm ngặt. Bằng mắt thường không thể biết quả cam, lê có chất độc hay không mà cần máy móc xét nghiệm và cho kết quả. Nếu thiết bị kiểm nghiệm không đạt chuẩn, cho kết quả sai thì cơ quan kiểm nghiệm phải chịu trách nhiệm.”

Thời gian bảo quản táo, lê phụ thuộc vào giống và công nghệ

Cục Bảo vệ thực phẩm cho biết: thế giới có khoảng 7.500 giống táo và gần 6.000 giống lê. Táo, lê chín sớm có thời gian bảo quản: 15 - 30 ngày, giống chín trung bình có thời gian bảo quản dài hơn 3 - 5 tháng, nhưng có nhiều giống táo, lê chín muộn có thời gian bảo quản rất dài: 6 - 10 tháng. Các giống này thường được sử dụng để xuất khẩu. Thời gian bảo quản còn phụ thuộc vào độ chín của quả khi thu hoạch. Nếu thu hoạch lúc quả chưa đủ độ chín thì thời gian bảo quản sẽ dài hơn.
hoa qua doc hai
hoa quả độc hại


Ngày nay với kĩ thuật tiên tiến , các xử lí sau khi thu hoạch và bảo quản cũng được nâng cao và khiến quả giữ được lâu hơn. Tại các nước như Nhật Bản, Mỹ,.. đã đồng ý cho sử dụng các chất chống oxy hóa để hoa qủa lâu chín hơn, kéo dài thời gian bảo quản đó là chất 1 – MCP. Vì thế khi thấy một quả để lâu đừng kết luận vội là nó có chứa chất độc hại.

Việt Nam nhập khẩu hoa quả từ 20 quốc gia khoảng 400.000 tấn. Việc kiểm tra ATTP được áp dụng theo cách thức của nước khác, những lô hàng phải áp dụng phương thức kiểm tra chặt chẽ thì phải chờ có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu mới được thông qua, Với thiết bị và nguồn lực tại Việt Nam có thể kiểm tra ATTP

Tuy nhiên Cục BVTV sử dụng cách tiếp cận hợp lý để vừa áp dụng được công nghệ hiện đại vừa tiết kiệm được kinh phí mà vẫn đảm bảo độ chính xác, phát hiện đúng để ngăn chặn mối nguy. Hiện nay, Bộ Y tế và Cục Quản lý thị trường vẫn tiến hành kiểm tra lấy mẫu, xét nghiệm. Bộ Y tế đã có cuộc tiếp xúc với đại diện Bộ Y tế Trung Quốc bàn kế hoạch hợp tác bảo đảm chất lượng thực phẩm xuất khẩu giữa hai nước.

Trong khi Bộ công thương chưa ngăn chặn triệt để được việc nhập khẩu chui hoa quả từ Trung Quốc chứa nhiều chất nguy hại cho sức khỏe của con người thì tốt hơn hết bạn nên đến cửa hàng trái cây nhập khẩu uy tín để an tâm hơn.

                                                                                                                                   Theo: ANTV
>>> Xem thêm: Táo Gala Mỹ



Thông tin quản lý hoa quả nhập khẩu
  • Nhận xét

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top