Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Trái cây không dành cho bệnh tiểu đường

Trái cây sạch luôn là nguồn thực phẩm cần thiết đối với sức khỏe của con người, với nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất,… nó giúp bạn cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách hay lạm dụng quá nhiều một số loại trái cây sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tật, một trong số đó là bệnh tiểu đường.

Hoa quả đều chứa một lượng đường nhất định, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng gây bệnh tiểu đường.

 Trái cây không dành cho bệnh tiểu đường



1.  Chuối chín

Chuối chín, quá chín là lúc lượng tinh bột đã chuyển đổi thành đường, trung bình 1 quả chuối chín có chỉ số đường huyết là 60, tức là 100g chuối chín có khoảng 12g đường. Nếu ăn thường xuyên sẽ khiến lượng đường huyết tăng rất dễ mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn chuối chín ương (còn hơi xanh) có chỉ số đường huyết khoảng 40

 Trái cây không dành cho bệnh tiểu đường


2. Dứa

Nếu bạn có thể thoải mái ăn kiwi, táo, cam, sung,… nhưng dứa lại là một vấn đề khác, nó chứa nhiều đường saccharose và glucose , cứ 100g thịt lại chứa khoảng 10g đường. Nên nếu nạp quá nhiều cơ thể hấp thu lượng đường tối đa, dễ gây bệnh tiểu đường tuýp 2. Do vậy, nếu muốn ăn dứa, bạn nên kết hợp với đồ ăn khác sao cho lượng đường không vượt quá

 Trái cây không dành cho bệnh tiểu đường


3.  Dưa hấu

Mặc dù chứa rất nhiều dinh dưỡng và nước nhưng nó lại là “ngòi nổ” cho bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều. Chỉ số đường huyết của dưa hấu là 72, cứ 100g thịt thì có 6g đường nếu ăn cả quả thì bạn vô tình đã nạp vào cơ thể khoảng 50g đường. Nó được tiêu hóa nhanh nên có thể gây ra những đao động trong mức đường huyết.

Nếu bạn muốn ăn dưa hấu an toàn, hãy kết hợp nó cùng với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để duy trì ổn định đường huyết như bột yến mạch

 Trái cây không dành cho bệnh tiểu đường



Một số lưu ý khi ăn trái cây

Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất nhưng protein không đến 1% và hầu như là không có chất béo. Vì thế nó chỉ được coi là thực phẩm bổ sung, không nên ăn quá nhiều cũng như không nên thay thế nó cho bất cứ loại thực phẩm nào

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 2 chén trái cây, tùy theo tuổi tác, mức độ vận động và nên chọn các loại quả có kích thước nhỏ

Không ăn trái cây ngay sau bữa ăn, bởi nó có thời gian tiêu hóa nhanh hơn so với các thực phẩm khác nên dễ bị tích tụ ở dạ dày cùng với thức ăn, gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến chức năng tiêu hóa. Bạn nên ăn 1 giờ trước hoặc sau bữa cơm chính là tốt nhất

Với những chia sẻ trên hy vọng đem đến những thông tin hữu ích dành cho bạn

>>> Xem thêm:  4 không khi ăn xoài
 Trái cây không dành cho bệnh tiểu đường
  • Title : Trái cây không dành cho bệnh tiểu đường
  • Posted by :
  • Date : 10:38
  • Labels :
  • Nhận xét

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top